Mái che di động là một kiến trúc xây dựng được thiết kế để che mưa, che nắng cho ngôi nhà. Mái che di động không chỉ giúp che mưa che nắng mà nó còn là một trong những phần giúp trang trí làm nổi bật và hài hòa cho ngôi nhà của bạn .Chính vì thế việc tìm các mẫu che di động với thiết kế bắt mắt phù hợp với thiết kế của ngôi nhà là một điều cực kỳ cần thiết . Tuy nhiên, những lưu ý khi sử dụng mái che di động mà bạn nhất định phải biết nếu muốn tăng độ bền và tuổi thọ cho mái hiên di động nhà bạn:
1. Thường xuyên vệ sinh mái che di động
Khi quý khách sử dụng mái che nên thường xuyên về sinh mái che không để rác và là động lại trên mái. Nếu có nhiều rác và lá trên mái che nó sẽ làm đọng nước nhẹ thì sẽ dẫn tới oxi hóa làm hỏng mái che. Nặng thì sẽ gây đọng nước nhiều không kịp thoát và dẫn tới sập mái che di động. Quý khách nên vệ sinh mái theo định ký hoặc sau các trân mưa lớn sẽ có nhiều rác và lá cây động lại trên mái che.Thường xuyên về sinh mái che không để rác và là động lại trên mái.
Vệ sinh mái xếp di động là một khâu khá quan trọng để có thể làm mới cũng như giữ cho sản phẩm có tuổi thọ cao hơn. Để vệ sinh mái xếp di động bạn cần tiến hành các bước dưới đây nhé:
- Bước 1 Tháo phàn mái bạt xuống: Đây là khâu cực kỳ quan trọng bởi nếu bạn không cẩn thận có thể sẽ làm rách bạt. Bạn sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như tua vit để có thể dễ dàng tháo bạt xuống. Trước khi tháo bạn nên kéo bạt ra và thực hiện tháo tách từng thanh nhôm một để tránh làm rách bạt nhé.
- Bước 2 vệ sinh khung thép: Tiếp theo bạn sử dụng khăn và sử dụng dụng dịch tẩy để có thể vệ sinh khung thép đặc biệt là các góc cạnh nơi mà nấm, rêu, mốc có thể phát triển. Bạn có thể sử dụng sơn để sơn lại cho mới cũng như tránh sự oxi hóa của môi trường tới khung thép.
- Bước 3 vệ sinh bạt: Đây là khâu quan trọng nhất, bạn sử dụng các dung dịch chuyên dụng cho bạt để có thể tẩy các vết mốc, các loại nấm, rêu ở trên bạt đi sau đó bạn sử dụng vòi sịt nước để có thể thổi sạch bạt rồi bạn mang ra phơi khô không nên phơi ở những không gian có nắng mạnh nhé.
- Bước 4 lắp đặt lại: Bước cuối cùng là bạn lắp đặt lại từng khung rồi vít ốc lại như ban đầu và sử dụng bình thường.
2. Kiểm tra định kì và bôi mỡ cho bánh xe và máng ray trượt
Khi quý khách kéo bạt mái che di động nặng hơn bình thường quý khách nên kiểm tra xe có bánh xe nào bị kẹt hay bị hỏng không. Thay thế các bánh xe bị hỏng và bôi mỡ vào máng ray giúp mái che vận hành trơn chu hơn.
3. Không được sử dụng mái che di động khi có hiện tượng thời tiết cực đoan
Hiện tượng thiên nhiên cực đoan là các hiện tượng thiên nhiên như: gió lốc, mưa bão, động đất, sóng thần, sạt lở đất đã…Khi có các hiện tượng thiên nhiên này sảy ra hoặc được cơ quan chức năng cảnh bảo trước. Hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gây tác động xấu đến mái che di động, ví dụ như gió lốc có thể cuốn gãy mái che nếu bạn không đóng vào kịp thời. Vì vậy, quý khách háy thu lại mái che buộc cố định lại và nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực mái che khi gặp hiện tượng thời tiết cực đoan nhé.
4. Không sử dụng các vật sắc nhọn để rọc lên hay để lên bạt mái che di động
Khách hàng lưu ý không sử dụng các vật nhọn để rọc lên hay đè lên mái che. Việc này sẽ vô tình làm rách bạt mái che dẫn tới việc giảm hiệu quả che mưa hay làm giảm tuổi thọ của mái che. Nhưng nếu vô tình quý khách làm rách bạt thì quý khách có thể sử dụng 1 trong những cách sau để khắc phục: dùng các loại kéo chuyên dụng để gắn lại bạt hoặc dùng các miếng gián chuyên dụng để gián lại bạt. Tuyệt đối không sử dụng các vật nhọn để rọc lên hay đè lên mái che di động.
5. Bịt tất cả các đầu cột và đầu khung kèo
Bịt tất cả các đầu cột trụ và khung kèo là điều cực kì quan trọng bởi vì ở hai vị trí này nước mưa rất dễ thấm vào. Điều này sẽ giúp các khung trụ không bị gỉ sét và kéo dài tuổi thọ của phần khung kèo. Vì vậy mọi người đừng quên bịt tất cả các đầu cột và đầu khung kèo để bảo vệ cũng như tăng tuổi thọ cho mái che di động của bạn nhé.